8 LÃNG PHÍ THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Chúng ta đều biết hiệu quả làm việc ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong công tác thử nghiệm. Hãy cùng tìm hiểu 8 lãng phí thường gặp và cách khắc phục để giúp công việc của chúng ta hiệu quả hơn nhé!
Sai sót
Ví dụ: Mẫu phân tích bị nhiễm tạp chất do dụng cụ không sạch, phải làm lại từ đầu.
Giải pháp: Tối ưu hóa luồng công việc, vệ sinh dụng cụ thường xuyên, bảo dưỡng thiết bị và đào tạo nhân viên.
Lặp mẫu quá nhiều lần
Ví dụ: Chạy nhiều mẫu hơn mức yêu cầu, gây lãng phí hóa chất và thời gian.
Giải pháp: Áp dụng nguyên tắc Just-in-Time và thực hiện cải tiến liên tục (Kaizen).
Thời gian chờ đợi
Ví dụ: Chờ đợi máy phân tích đang sửa chữa, bảo trì, không được vận hành liên tục, hoặc hết vật tư hóa chất
Giải pháp: Sử dụng Kanban, thiết bị công nghệ mới để giảm thiểu thời gian chờ đợi.
Không tận dụng hết khả năng của nhân viên
Ví dụ: Nhân viên giỏi chỉ làm các nhiệm vụ đơn giản, không có cơ chế thăng cấp để tận dụng năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của nhân viên.
Giải pháp: Khuyến khích nhân viên tham gia vào cải tiến, cung cấp đào tạo liên tục.
Di chuyển
Ví dụ: Di chuyển mẫu giữa các phòng chỉ để thực hiện các chỉ tiêu phân tích đơn giản.
Giải pháp: Tối ưu hóa bố trí phòng thí nghiệm và giảm thiểu di chuyển không cần thiết.
Tồn kho
Ví dụ: Lưu trữ lượng lớn hóa chất dễ hỏng mà không có kế hoạch sử dụng cụ thể.
Giải pháp: Quản lý tồn kho hiệu quả và áp dụng nguyên tắc Just-in-Time.
Khoảng cách
Ví dụ: Nhân viên phải đi lại nhiều lần giữa các khu vực để lấy dụng cụ cho một chỉ tiêu phân tích.
Giải pháp: Sắp xếp công việc và bàn làm việc hợp lý, đào tạo tốt hơn.
Quá trình xử lý mẫu thừa
Ví dụ: Lặp lại các bước xử lý mẫu không cần thiết do kiểm tra chất lượng quá nghiêm ngặt, hoặc đã được hỗ trợ của thiết bị công nghệ mới.
Giải pháp: Đánh giá lại quy trình làm việc và loại bỏ các bước không cần thiết.
Hãy cùng nhau cải tiến để phòng thí nghiệm của chúng ta ngày càng hiệu quả hơn nhé!