Đến tham dự buổi lễ, về phía BGH có GS.TS Đinh Văn Tiến – Phó Hiệu trưởng, Khoa Quản lý Nhà nước có PGS.TS Văn Tất Thu – Chủ nhiệm Khoa, Chủ tịch HĐKH Khoa, GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển – Phó Chủ nhiệm Khoa cùng với đầy đủ cán bộ giảng viên của Khoa, đại diện Lãnh đạo các Phòng, Ban, Trung tâm Truyền thông, Tạp chí và các Khoa của Nhà trường cùng với các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà Khoa học của Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Nội vụ, Bộ Nội vụ.
Toàn cảnh buổi Hội thảo Khoa học chủ đề “Xây dựng nền quản trị Nhà nước hiện đại”
Mở đầu Hội thảo, PGS. TS Văn Tất Thu đã gửi lời cảm ơn đến tất cả các cán bộ giảng viên, các nhà Khoa học đã đến tham dự buổi Hội thảo của Khoa Quản lý Nhà nước, buổi Hội thảo nằm trong chương trình nghiên cứu Khoa học của Trường nhằm tiến tới thay đổi chương trình đào tạo Cử nhân và Thạc sĩ của Nhà trường.
Hoạt động Quản lý, Quản trị và Hành chính là hai hoạt động mang tính thực tiễn và hữu dụng. Ngày nay, Quản trị xuất phát từ phân công lao động xã hội vì vậy cần thiết phải phối hợp hành động để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân, tổ chức, các bộ phận trong tổ chức dưới sự điều khiển của các nhà Quản trị nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung của tổ chức. Quản trị đã trở thành một lĩnh vực hoạt động quan trọng của con người, Nhà nước và xã hội, Quản trị nói chung là sự tác động có tổ chức, chỉ huy và điều khiển các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người để phát triển phù hợp các quy luật khách quan và tạo ra mục tiêu của nhà Quản trị.
PGS.TS Văn Tất Thu – Chủ nhiệm Khoa Quản lý Nhà nước, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ chia sẻ tham luận “Những vấn đề lý luận về Quản trị Nhà nước”.
Trong bài tham luận “Những vấn đề lý luận về Quản trị Nhà nước” của PGS.TS Văn Tất Thu – Chủ nhiệm Khoa Quản lý Nhà nước, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã đề cập đến Quản trị Nhà nước. “Quản trị nói chung là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị thông qua các hoạt động : Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu của quản trị Nhà nước là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị các lĩnh vực, các mặt hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội và Nhà nước. Vai trò của quản trị Nhà nước thể hiện ở chỗ nó quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Quản trị giỏi đồng nghĩa với cầm quyền trị nước giỏi”.
GS.TS.NGƯT Nguyễn Hữu Khiển – Phó Chủ nhiệm Khoa Quản lý Nhà nước cũng đã chia sẻ trong bài tham luận “Bàn về quản trị Nhà nước”. “Trong bài tham luận này nói về một khái niệm liên quan đến nhà nước với tính cách là một chủ thể có năng lực (quyền năng), có lực lượng (con người và phương tiện) và có phương pháp (cách thức quản lý). Quản trị nhà nước hay hay quản lý nhà nước có những thuộc tính chung và có yếu tố đặc thù, khác biệt. Chúng có thuộc tính chung và có yếu tố đặc thù, khác biệt. Thuộc tính chung ở đây là đều phản ánh chức năng của Nhà nước là quản lý xã hội bằng pháp luật”. Tuy nhiên, trong Khoa học, sự giao thoa có tính quốc tế….Trong hoàn cảnh quản lý Nhà nước cần sự minh bạch, hiệu quả kinh tế xã hội gắn với chủ thể cụ thể, có căn cứ đánh giá, tạo cơ hội giải trình”.
Mang đến Hội thảo tham luận “Đô thị hóa và những thách thức trong quản lý phát triển đô thị ở Tây Nguyên”, PGS.TS Hoàng Văn Chức – Gv Cao cấp trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cũng đã viết “Đô thị hóa là quá trình phát triển, chuyển hóa mạng lưới đô thị theo hướng tích cực hay tiêu cực do sự tác động của các yếu tố nội lực hay ngoại lực, là kết quả của quá trình biến đổi từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp…Tốc độ đô thị hóa ở Tây Nguyên diễn ra nhanh đã đặt ra nhiều vấn đề cho chính quyền các địa phương trong việc quản lý và phát triển đô thị hóa một cách đồng bộ. Tuy nhiên tình trạng phát triển đô thị không đồng bộ, thiếu bền vững đã ảnh hưởng trực tiếp đến công ác quản lý và chiến lược phát triển đô thị ở mỗi địa phương, đặt ra cho các đô thị ở Tây Nguyên nhiều vấn đề phức tạp mà nhà nước phải quan tâm giải quyết”.
GS.TS Đinh Văn Tiến – Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ những ý kiến về các vấn đề quản trị Nhà nước.
Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận về xây dựng nền quản trị nhà nước hiện đại. Cụ thể là nghiên cứu trao đổi những vấn đề lý luận về quản trị nhà nước. Sau thời gian chuẩn bị, Hội thảo đã nhận được 13 tham luận đề cập vè các vấn đề lý luận về quản trị nhà nước từ các Nhà Khoa học trong và ngoài trường gửi về.
TNNN