Home KÊNH KIẾN THỨCKiến thức thiết bị & vật tưCân thí nghiệm Thuật ngữ và phương tiện đo lường khối lượng

Thuật ngữ và phương tiện đo lường khối lượng

by Phạm Cao Trọng

Thuật ngữ và phương tiện đo lường khối lượng

1. Đơn vị đo khối lượng

Trong hệ đơn vị quốc tế (SI), đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kg). Đây là một trong 7 đơn vị cơ bản của hệ đơn vị quốc tế. Trong công việc thông thường của PTN phân tích thường sử dụng đơn vị đo khối lượng là gam (g), trong đó 1000 g = 1 kg. Bội và ước của gam được ghi trong bảng 2.1.

Đơn vị Ký hiệu Chuyển đồi ra gam
fento gam fg 1 fg = 10-15 g
pico gam pg 1 pg = 10-12 g
nano gam ng 1 ng = 10-9 g
micro gam mg 1 mg = 10-6 g
mili gam mg 1 mg = 10-3 g
kil« gam kg 1 kg = 103 g

2.2 Thuật ngữ dùng trong đo lường khối lượng

(1) Cân : là phương tiện đo dùng để xác định khối lượng của vật thể thông qua tác động của trọng trường lên vật thể đó.

Dựa theo cách thức hoạt động, cân được phân thành hai loại :

  1. a) Cân không tự động là loại cân cần đến sự can thiệp của người thao tác trong quá trình cân.
  2. b) Cân tự động, ví dụ : cân băng chuyền, cân đóng gói sản phẩm

2) Cân có thang chia : là loại cân cho phép đọc kết quả cân một cách trực tiếp.

3) Cân tự chỉ thị (Self-indicating instrument) : là loại cân đạt được vị trí cân bằng mà không cần tới sự can thiệp của người thao tác. Ví dụ : cân điện tử, cân đồng hồ lo xo…

4) Cân bán tự chỉ thị (Semi- Self-indicating instrument) : là loại cân tương tự cân tự chỉ thị, người ta có thể can thiệp vào làm thay đổi giới hạn của phạm vi cân, ví dụ cân quang cơ Nagema.

5) Cân không  tự chỉ thị (Non-self-indicating instrument) : là loại cân chỉ đạt vị trí cân bằng khi có sự can thiệp của người thao tác. Ví dụ : cân hai đĩa một cánh tay đòn.

6) Cân điện tử : là loại cân có trang bị cơ cấu điện tử.

7) Mức cân lớn nhất (Max. capacity) : là mức cân lớn nhất có thể cân được kể cả khả năng bù bì của cân.

8) Mức cân nhỏ nhất (Min. capacity) : là giá trị của tải  mà nếu cân nhỏ hơn giá trị này thì  kết quả cân có thể mắc sai số lớn hơn sai số cho phép.

9) Phạm vi cân : là phạm vi giữa mức cân nhỏ nhất và mức cân lớn nhất.

10) Mức tải an toàn lớn nhất (Limit) : là mức tải có thể cân mà không làm thay đổi chất lượng về mặt đo lường của cân.

11) Giá trị độ chia nhỏ nhất (d) là :

- Hiệu số giữa hai giá trị tương ứng hai vạch chia liên tiếp ở cân cơ có cơ cấu chỉ thị tương tự

- Hiệu số giữa hai giá trị chỉ thị liên tục ở chỉ thị hiện số.

 12) Giá trị độ chia kiểm (e) là giá trị thể hiện bằng đơn vị khối lượng được dùng để phân cấp và kiểm định cân.

 13) Số lượng độ chia kiểm (n) là tỉ số Max. Capacity  / e .

14) Độ nhạy tại mức cân xác định M là tỉ số giữa sự biến thiên Dl quan sát được với sự biến thiên tương ứng DM của khối lượng cần cân M đó : k = Dl / DM

15) Độ động là khả năng phản ứng của cân đối với những biến động  nhỏ của tải trọng.

16) Độ lặp lại là độ lệch giữa các kết quả của nhiều lần cân cùng một tải trọng, không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép lớn nhất của cân tại mức tải đó.

17) Độ lệch tâm

Khi tải trọng được đặt tại các vị trí khác nhau trên bàn cân thì số chỉ thị giữa các lần cân không được sai biệt vượt quá sai số cho phép lớn nhất tại mức tải đó.

0 Bình luận
0

Related Posts

Để lại bình luận