Home TIN TỨC & THƯỜNG THỨCKinh doanh 185 THUẬT NGỮ VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU (BRANDING)

185 THUẬT NGỮ VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU (BRANDING)

by KiểmNghiệm.net

185 THUẬT NGỮ VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU (BRANDING) CHO NGƯỜI LÀM MARKETING

Ai cũng từng trải qua thời kỳ mới ìm hiểu về marketing, về branding (xây dựng thương hiệu) v.v… Bởi thế Blog Kim Hưng Brand Marketing sẽ cung cấp những thuật ngữ trong xây dựng thương hiệu để giúp từ người cũ đến người mới ti toe có những định nghĩa cụ thể, dễ hiểu.

Những từ ngữ người làm marketing và thương hiệu nên biết

Mình là một người rất mê Thương hiệu nên dù làm quảng cáo, content  hay bất kì bước nào trong marketing mình vẫn luôn nghĩ về xây dựng thương hiệu.
Thôi. Không giới thiệu loằng ngoằng nữa, bắt đầu luôn:

1. Artifact – Đồ tạo tác

Sự thể hiện hữu hình về một ý tưởng, sản phẩm hoặc sản phẩm thiết kế như tờ rơi, tờ gấp, photobooth, backdrop, standee v.v…

2. Atmospheric -Bản sắc của một môi trường thương hiệu

Được thể hiện bởi kiến trúc, ký hiệu, kết cấu, mùi vị, âm thanh, màu sắc và hành vi chăm sóc khách hàng.

3. Attitude study – Nghiên cứu thái độ .

Một cuộc khảo sát ý kiến về thương hiệu, về trải nghiệm.

4. Audience – khán thính giả

Một nhóm người mà sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp nhắm đến; còn được gọi là khán thính giả mục tiêu của chiến dich truyền thông.

5. Audio branding –xây dựng âm thanh thương hiệu

Quá trình xây dựng thương hiệu kết hợp với âm thanh. Ví dụ như máy lọc nước Kangaroo với đoạn âm thanh “kangaroo – máy lọc nước hàng đầu Việt Nam. Hay hiện tại có chiến dịch truyền thông của Shopee với bài hát “pi pi pi” trên khắp tivi lẫn youtube.

Chiến dịch Kangaroo máy lọc nước nổi tiếng Việt Nam

 

6. Authenticity – độ tin cậy

Nét đặc trưng để trở thành độc đáo, thường được coi là thuộc tính thương hiệu mạnh.

7. Avatar

Biểu tượng thương hiệu được thiết kế động, sử dụng kỹ xảo hoạt hình và có thể biểu đạt trên nhiều dạng truyền thông.

8. Awareness study – nghiên cứu nhận thức

Một cuộc khảo sát đo lường sự hiểu biết của khán thính giả đối với một thương hiệu,thường được chia thành “nhận thức chủ quan” và “nhận thức khách quan”.

9. Backstory – câu chuyện bên lề

Câu chuyện đằng sau thương hiệu, chẳng hạn như về nguồn gốc, ý nghĩa tên thương

hiệu hoặc nền tảng của độ tin cậy và sức hấp dẫn của nó.

  1. Benefit– lợi ích
    Lợi thế đạt được từ sản phẩm, dịch vụ, đặc tính hoặc thuộc tính.

 

  1. Bottom-up marketing– marketing từ dưới lên

Marketing xuất phát từ khách hàng; đối lập với marketing từ trên xuống, xuất phát từ ban quản trị. (Đọc Bottom-up Marketing, Al Ries và Jack Trout)

  1. Brand– thương hiệu

Cảm nhận của một người về sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hoặc công ty; nghệ thuật và khoa học xây dựng thương hiệu.

  1. Brand agency–công ty thương hiệu

Công ty chiến lược chuyên cung cấp hoặc quản lý nhiều loại hình dịch vụ xây dựng thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực truyền thông.

  1. Brand alignment– sự liên kết thương hiệu

Thực tiễn việc kết nối chiến lược  thương hiệu với điểm tiếp xúc giữa khách hàng và

thương hiệu.

  1. Brand ambassador– đại sứ thương hiệu

Bất kỳ ai có thể thúc đẩy, phát triển thương hiệu thông qua các mối  tương tác với khách hàng hiện tại,tương lai, đối tác hoặc giới truyền thông; đôi khi lại là mọi nhân viên của công ty.

  1. Brand architecture– kiến trúc thương hiệu

Một hệ thống thứ bậc của các thương hiệu liên quan, thường bắt đầu bằng một thương hiệu mẹ, mô tả mối quan hệ của nó với các thương hiệu con hoặc thương hiệu hợp tác.


  1. Brand articulation– sự biểu đạt thương hiệu

Mô tả chính xác về một thương hiệu có thể thúc đẩy các thành viên trong cộng đồng thương hiệu cùng cộng tác với nhau.

  1. Brand asset– tài sản thương hiệu

Bất kỳ khía cạnh nào của thương hiệu có giá trị chiến lược,  trong đó bao gồm sự kết hợp thương hiệu, thuộc tính thương hiệu, nhận thức thương hiệu hoặc lòng trung thành thương hiệu.


  1. Brand attribute– thuộc tính thương hiệu

Đặc điểm riêng để phân biệt của một sản phẩm, dịch vụ, công ty hay thương hiệu.

  1. Brand audit– định giá thương hiệu

Một sự định giá chính thức về mặt mạnh và mặt yếu của thương hiệu.


  1. Brand community– cộng đồng thương hiệu

Mạng lưới những người đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu, bao gồm các bộ phận thuộc nội bộ công ty, các hãng bên ngoài, đối tác công nghiệp, khách hàng, người sử dụng và giới truyền thông.

  1. Brand consultant– cố vấn thương hiệu

Một người cố vấn bên ngoài đóng góp vào qu| trình xây dựng thương hiệu, thường đóng vai trò chiến lược hoặc cố vấn.

Cố vấn thương hiệu thường được sử dụng bởi các nhãn hàng lớn
  1. Brand council– hội đồng thương hiệu

Một ban được thành lập để thẩm định và định hướng quá trình xây dựng thương hiệu của công ty; đôi khi còn được gọi là hội đồng sáng tạo.

  1. Brand designer– nhà thiết kế thương hiệu

Người giúp định hình thương hiệu, gồm nhà thiết kế đồ họa, chiến lược gia, giám đốc marketing, nhà nghiên cứu, nhà lập kế hoạch quảng cáo, người phát triển trang web, chuyên gia quan hệ công chúng, người viết quảng cáo…

  1. Brand earnings– lợi nhuận thương hiệu

Sự chia sẻ dòng tiền thu được từ riêng thương hiệu.

  1. Branded house– ngôi nhà đơn thương hiệu

Một công ty với một thương hiệu duy nhất dùng cho tất cả các đơn vị kinh doanh và sản phẩm của công ty; còn được gọi  là thương hiệu đồng nhất hoặc thương hiệu tập trung; trái ngược với ngôi nhà đa thương hiệu.

  1. Brand equity– giá trị thương hiệu

Giá trị được tích lũy của các tài sản thương hiệu thuộc một công ty, xét cả về tính tài chính và chiến lược; là toàn bộ sức mạnh thị trường của một thương hiệu.

  1. Brand essence– bản chất nội tại của thương hiệu

Những lời hứa hoặc cam kết mà thương hiệu biểu lộ  theo những từ ngữ đơn giản nhất chỉ với một mục đích duy nhất.


  1. Brand experience– trải nghiệm thương hiệu

Tất cả những sự tương tác của mọi người đối với sản phẩm, dịch vụ hay công ty.

  1. Brand gap– khoảng cách thương hiệu
    Khoảng trống giữa chiến lược kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng.
  2. Brand identity– nhận diện thương hiệu

Sự biểu hiện ra bên ngoài của một thương hiệu, bao gồm tên, nhãn hiệu, sự truyền thông và biểu hiện bề ngoài. (Đọc Designing Brand Identity, Alina Wheeler)

  1. Brand image– hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh trong tâm trí khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty.

  1. Branding– xây dựng thương hiệu

Bất kỳ một nỗ lực hoặc chương trình nào để xây dựng thương hiệu; là quá trình xây dựng thương hiệu Ví dụ blog Kim Hưng Brand Marketing này mình tạo ra cũng có thể coi là bước xây dựng thương hiệu.

  1. Brand loyalty– lòng trung thành thương hiệu

Sức mạnh của sự ưu chuộng hơn đối với một thương hiệu so với các  thương hiệu cạnh tranh; đôi lúc được phản ánh bằng số sản phẩm được tiêu thụ.

  1. Brand manager–  Người quản lý nhãn hàng, thương hiệu

Một khái niệm cũ chỉ người chịu trách nhiệm trước các vấn đề chiến thuật mà thương

hiệu phải đối phó.

  1. Brand manual– quy chế sử dụng thương hiệu

Một tài liệu liên kết các tham số  của thương hiệu với thành viên trong cộng đồng thương hiệu; một bộ công cụ xây dựng thương hiệu đã được chuẩn hóa.

  1. Brandmark–đánh dấu thương hiệu

Icon, avatar, nhãn từ hay dấu từ, và các biểu tượng khác của một thương hiệu; nhãn

hiệu.

  1. Brand metrics– thước đo thương hiệu

Các thước đo giám sát những thay đổi trong giá trị thương hiệu.

  1. Brand name– tên thương hiệu

Một bộ phận gồm các từ có thể đọc và viết của thương hiệu; tên của một sản phẩm, dịch vụ.

  1. Brand personality– nhân cách thương hiệu

Tính cách của thương hiệu được định nghĩa theo khái niệm con người.Có thể là nữ tính, dễ thương, v.v… Bạn nào thấy nhân cách thương hiệu Kim Hưng thì comment xem là gì giúp mình với nhé

  1. Brand porfolio–danh mục thương hiệu

Một tập hợp các thương hiệu liên quan; tổng thể các thương hiệu do một công ty sở hữu. (Đọc Brand Portfolio Strategy, David A. Aaker)

  1. Brand pushback– sự phản hồi thương hiệu

Phản ứng của thị trường trước  các thông điệp hoặc sự mở rộng thương hiệu, thường

dẫn đến những thay đổi trong chiến lược  thương hiệu.

  1. Brand steward– người quản lý thương hiệu

Người chịu trách nhiệm phát triển và bảo vệ thương hiệu.

  1. Brand story– câu chuyện thương hiệu

Một câu chuyện dễ nhớ, để lại dấu ấn; củng cố các thông điệp lý giải ý nghĩa của thương hiệu.

  1. Brand strategy– chiến lược thương hiệu

Một kế hoạch nhằm phát triển có hệ thống một thương hiệu nhằm đ|p ứng các mục tiêu kinh doanh.

  1. Brand valuation–  định giá thương hiệu

Quá trình đo lường giá trị tiền tệ của một thương hiệu.

47.Buzz – tin đồn  Quan điểm hiện tại của công chúng về một sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hoặc công ty.

  1. CBO– giám đốc thương hiệu- chief brand officer

Người quản lý thương hiệu của công ty, chịu trách nhiệm vận hành công việc xây dựng thương hiệu.

  1. Challenger brand– Thương hiệu thách thức

Một thương hiệu mới nổi bất chấp sự cạnh tranh từ một thương hiệu mẹ cùng hạng mục. (Đọc Eating the Big Fish, Adam Morgan)

  1. Charismatic brand– thương hiệu lôi cuốn

Một thương hiệu thu hút lòng trung thành ở cấp độ cao; còn được gọi  là thương hiệu của phong cách hoặc thương hiệu ưa thích.

Thương hiệu là thứ lôi cuốn, khiến triệu con người khao khát
  1. Clutter– sự ồn ào

Âm thanh hỗn độn trên thị trường; những thông điệp hoặc yếu tố gây chệch hướng

nhận định về thương hiệu.

  1. Co-branding– hợp tác thương hiệu

Mối liên kết có mục đích của hai hay nhiều thương hiệu vì lợi ích chung.  Hợp tác thương hiệu có thể là sự kết hợp giữa 2 hay nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau để cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ mới.


  1. Co-creation– đồng sáng tạo

Sự phát triển mang tính cộng tác của một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hay thông điệp.

  1. Collaboration– sự cộng tác

Quá trình mà những người có quan điểm khác nhau cùng làm việc để xây dựng thương hiệu; thực tiễn của đồng sáng tạo. (Đọc Serious Play và No more Teams của Michael Schrage)

  1. CMS– content management system – hệ thống quản trị nội dung
    Hệ thống được tạo ra để quản lí các đầu nội dung cho từng platform như bài website, facebook, email v.v…

    56. Copyright–  Bản quyền
    Quyền bảo vệ về mặt nội dung hình ảnh “chính chủ” khỏi bị bên khác copy, hoặc ăn cắp.

    57. Command and control  – điều hành và kiểm soát

Một cách thức quản lý dựa trên mục tiêu, quy trình và biện pháp được xác định rõ ràng; quản lý thương hiệu từ trên xuống, chứ không phải là từ dưới lên hay phân nhánh.


  1. Commoditization– quy luật hàng hóa phổ biến

Khi một sản phẩm được sản xuất quá nhiều và bởi quá nhiều nhà sản xuất, giá thành sản phẩm giảm xuống và trở nên quá “phổ biến”.


  1. Communication channel– Kênh truyền thông
  2. Concept map– bản đồ khái niệm/tư duy

Một biểu đồ cho thấy sự liên kết giữa một tập hợp các khái niệm.

  1. Conceptual noise– tiếng ồn thuộc khái niệm

Sự ồn ào do có quá nhiều thông điệp hoặc ý nghĩa; là bất kỳ ý tưởng cạnh tranh nào làm triệt tiêu sự  rõ ràng.


  1. Consideration set– tập hợp những lựa chọn

Một loạt thương hiệu mà khách hàng cân nhắc khi quyết định mua; một hạng mục.

  1. Coopetition– vừa hợp tác vừa cạnh tranh

Một sự cộng tác giữa hai đối thủ cạnh tranh để cả hai cùng chiến thắng. (Đọc Co- opetition, Adam M. Brandenburger và Barry J. Nalebuff)

  1. Core competencies– năng lực cốt lõi

Tập hợp các khả năng (điển hình là hai hoặc ba) khiến công ty giành được lợi thế chiến

lược.


65.Core identity – bản sắc cốt lõi

Những yếu tố chung nhất, bền vững nhất trong bản sắc thương hiệu, thường là tên và

nhãn hiệu.

  1. Core ideology– tư tưởng cốt lõi

Sự kết hợp giữa các giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi.

  1. Core purpose– mục đích cốt lõi

Lý do một công ty tồn tại ngoài việc kiếm lợi nhuận, là một phần của tư tưởng cốt lõi. Ví dụ tư tưởng cốt lõi của blog Kim Hưng Brand marketing này mình đề ra là cung cấp kiến thức, hoặc tổng hợp hoá lại những gì mình biết để mọi người có thể dễ dang tra cứu khi cần.

  1. Core values– các giá trị cốt lõi

Một tập hợp các nguyên tắc bền vững nhằm xác định tính đạo đức của công ty, là một phần của tư tưởng cốt lõi.

  1. Corporate identity– bản sắc doanh nghiệp

Bản sắc thương hiệu của một công ty, trong đó có  các đặc điểm nhận dạng hữu hình như: tên, nhãn hiệu, cách trình bày bản in và màu sắc; hình ảnh thương mại của công ty.

70.Creative brief – bản định hướng (tóm tắt) sáng tạo

Một tài liệu hình thành các thông số  cho một dự án xây dựng thương hiệu, trong đó gồm bối cảnh, các mục tiêu, quy trình và sự hạn chế ngân sách.

71.Cultivation – sự trau dồi

Quá trình gắn các giá trị thương hiệu xuyên suốt tổ chức; xây dựng thương hiệu trong nội bộ công ty. (Đọc Building the Brand-driven Business, Aaker, Davis và Dunn)

  1. Cultural lock-in– nền văn hóa đóng

Sự hạn chế của một công ty trong việc thay đổi mô hình nhận thức của mình trước những mối đe dọa rõ ràng từ thị trường. (Đọc Creative Destruction, Richard N. Foster và Sarah Kaplan)

  1. Culture jamming– sự phá nhiễu văn hóa

Hành động điều chỉnh quảng cáo hay thông điệp thương hiệu làm đảo lộn mục đích ban đầu của nó. (Đọc tạp chí Adbusters)

  1. Customer insight– Sự thật ngầm hiểu của khách hàng
    Những mong muốn thầm kín của khách hàng không nói ra.

    75. Customer expectations– sự kỳ vọng của khách hàng

Những lợi ích được mong đợi của một thương hiệu, dù nó hiện hữu hay không.

  1. Design– hoạt động thiết kế

Trong xây dựng thương hiệu, là việc lập bản thiết kế hoặc định hình về sản phẩm, dịch vụ, môi trường, hệ thống, truyền thông… để thiết lập trải nghiệm tích cực về thương hiệu.

 

Thiết kế tốt tạo nên trải nghiệm thương hiệu tốt
  1. Designing– sự thiết kế

Quy trình thiết kế; kết hợp các quy trình sáng tạo và chiến lược với nhau để đạt được mục tiêu chung.

  1. Design management– quản lý thiết kế

Thực tiễn việc hợp nhất công việc của các nhóm thiết kế trong và ngoài công ty nhằm thống nhất ấn tượng thương hiệu với các mục tiêu chiến lược.

  1. Design research– nghiên cứu thiết kế

Cuộc nghiên cứu khách hàng xét về phương diện trải nghiệm và thiết kế của sản phẩm hoặc các yếu tố thuộc truyền thông, sử dụng các phương pháp mang tính định tính, định lượng.

  1. Differentiation– sự khác biệt hóa

Quá trình xây dựng một vị thế độc tôn trên thị trường nhằm gia tăng lợi nhuận ròng và

tránh xu hướng hàng hóa hóa; kết quả của qúa trình định vị. (Xem cuốn Differentiate or Die, Jack Trout)

  1. Disruptive innovation– sự đổi mới đột phá

Một sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực kinh doanh mới tái định nghĩa thị trường; còn được gọi là sự đổi mới không ngừng. (Xem uốn The Innovator’s Dilemma, Clayton Christensen)


  1. Drive features– các thuộc tính thúc đẩy

Các thuộc tính của thương hiệu vừa quan trọng với khách hàng vừa có sự khác biệt cao

so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

  1. Driver brand– động lực thương hiệu
    Trong một danh mục thương hiệu, đó là thương hiệu dẫn dắt quyết định mua hàng, có thể là một thương hiệu mẹ, thương hiệu con hoặc thương hiệu chuyển nhượng.
  2. Earcon– Biểu tượng âm thanh

Một biểu trưng thương hiệu âm thanh, như hãng United Airlines  sử dụng bài “Rhapsody in Blue” làm biểu trưng thương hiệu; một icon bằng âm thanh.

  1. Elevator pitch–khả năng diễn đạt trong một thời gian ngắn

Việc truyền đạt ngắn gọn một kinh nghiệm, một sự kiện về mục đích thương hiệu hoặc vị thế thị trường.

  1. Emergent attribute– thuộc tính rõ nét

Một đặc tính, lợi ích, chất lượng hoặc trải nghiệm nảy sinh từ thương hiệu, trái ngược với sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi.

  1. Emotional branding– xây dựng thương hiệu dựa trên cảm xúc

Những nỗ lực xây dựng thương hiệu nhằm vào xúc cảm của khách hàng thông qua các trải nghiệm thuộc về cảm giác. (Đọc Emotional Branding, Marc Gobé và Sergio Zyman)

  1. Endorser brand– thương hiệu bảo trợ

Một thương hiệu cam kết sự  thỏa mãn nhân danh một thương hiệu con hoặc đồng thương hiệu, thường được đặt ở vị trí thứ hai sau thương hiệu đang được bảo trợ.


  1. Envisioned future– hình dung về tương lai

Một mục tiêu to lớn, táo bạo và khủng khiếp từ 10-30 năm với sự mô tả sinh động về thứ mà nó cần đạt được mục tiêu. (đọc Built to Last, James Collins và Jerry Porras)

  1. End-user – Người sử dụng cuối cùng, khách hàng cuối cùng
    Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ, có thể không phải là người được trực tiếp marketing, truyền thông tới.

    91.Ethnography– dân tộc học

Việc nghiên cứu con người theo bản chất của họ; nghiên cứu nhằm khám phá những nhu cầu và nguyện vọng có thể được đáp ứng với các hoạt động đổi mới  thương hiệu.

  1. Experience design– thiết kế trải nghiệm

Một sự chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng hoặc người sử dụng, hơn là vào bản thân đồ tạo tác; sự thiết kế của các phương tiện truyền thông tương tác.

  1. Extended identity– bản sắc mở

Các yếu tố mở rộng bản sắc cốt lõi của một công ty hoặc thương hiệu, được cấu thành từ các nhóm như nhân cách thương hiệu, biểu tượng và sự định vị.

  1. Extension– sự mở rộng

Một sản phẩm hoặc dịch vụ mới thúc đẩy giá trị thương hiệu của một sản phẩm hoặc

dịch vụ liên quan.

  1. Evangelist– người truyền bá
    Một người cổ súy thương hiệu, ngay cả khi được trả hay không được trả tiền.
  2. Feature– đặc tính

Tất cả các yếu tố của một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm được tạo ra để mang lạ lợi ích cho khách hàng.

  1. Feature creep– yếu tố phụ
    Sự thêm vào các yếu tố không cần thiết đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm.
  2. Field test– thử nghiệm tại hiện trường

Một hình thức nghiên cứu định tính mà nguyên mẫu của các sản phẩm, bao bì hoặc thông điệp được thử nghiệm trong môi  trường thực tế chứ không phải trong phòng thí nghiệm.

  1. Fifth discipline– Quy tắc vàng thứ năm

Quy tắc tổ chức của tư duy hệ thống, nhằm thúc đẩy bốn quy tắc khác, gồm: làm chủ bản thân, mô hình tư duy, tầm nhìn chung và học tập nhóm. (Đọc The Fifth Disciplines, Peter Senge)

  1. First mover– người tiên phong

Một công ty hoặc thương hiệu đi đầu trong một hạng mục mới.

Người tiên phong có thể gặp lợi thế có thể không

  1. Focus group– nhóm tập trung

Một phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tập trung thảo luận một chủ đề chung; một loại nghiên cứu nhằm tập trung cho nghiên cứu kế tiếp.


  1. Frankenbrand– thương hiệu di truyền

Một loại thương hiệu liên kết yếu, thường là do hệ quả của sự liên doanh hay tiếp quản một thương hiệu bất thường.

  1. Franchising–  Chuyển nhượng đặc quyền kinh doanh

    100. Futurecasting– tiên liệu

Một phương pháp được sử dụng để hình dung các sản phẩm, các ngành công nghiệp, đối thủ cạnh tranh, các thách thức hay cơ hội; là một sự kết hợp giữa dự báo và tưởng tượng. (Đọc Unstuck, Keith Yamashita và Sandra Spataro)


  1. Generic– chung chung

Một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm phi thương hiệu; một loại hàng hóa.

  1. Generic brand– thương hiệu chung chung

Một sự nhầm lẫn thường áp dụng đối với một loại sản phẩm hàng hóa hoặc một thương hiệu bán lẻ (khi các sản phẩm mang tính chung chung).

  1. Global brand– thương hiệu toàn cầu

Một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty có tính cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu (thường là một sự nhầm lẫn khi phần lớn các thương hiệu, qua cách định nghĩa, khác biệt khá nhiều về mặt văn hóa).

Những thương hiệu phát triển được toàn cầu là những thương hiệu rất mạnh

  1. Guerilla marketing– marketing du kích

Một chương trình marketing sử dụng các kênh phi truyền thống để bán hoặc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. (Đọc Guerilla Marketing, Jay Conrad Levinson)

  1. Halo brand– thương hiệu lấp bóng

Một sự liên kết, ví dụ như một thương hiệu mẹ nổi tiếng với một thương hiệu con ít được biết đến hơn.

  1. Harmonization– sự cân đối

Sự liên kết các yếu tố của một thương hiệu thông qua các dòng sản phẩm hoặc các khu

vực địa lý.

  1. Hollywood model– mô hình Hollywood

Một hệ thống cộng tác sáng tạo,  trong đó các chuyên gia làm việc như một nhóm trong một khoảng thời gian của dự án.

  1. House of brands– ngôi nhà đa thương hiệu

Công ty có một  tên thương hiệu chính và một tập hợp các tên riêng biệt cho các đơn vị kinh doanh và sản phẩm của nó; còn được gọi là thương hiệu không đồng nhất hoặc thương hiệu đa nguyên; đối lập với ngôi nhà đơn thương hiệu.

  1. KOL – key opinion leader– Người có tầm ảnh hưởng đến 1 số đông nhất định.
    Tương tự như Influencer.

Sử dụng KOLs là xu hướng được áp dụng rộng rãi

  1. Icon-Biểu tượng
    Biểu tượng thuộc về thị giác của một thương hiệu; một nhãn hiệu.

  2. IMT (Intergrated Marketing Team)– nhóm marketing hợp nhất

Được hình thành từ các hãng cộng tác với nhau để xây dựng một thương hiệu; một siêu nhóm hoặc văn phòng ảo.


  1. Information hierachy– sự phân cấp thông tin

Trật tự về tầm quan trọng của các yếu tố trong một  thông điệp thương hiệu.

  1. Influencer–  Người ảnh hưởng
    Người có khả năng lan toả thông điệp, hoặc người có “sức nặng” tiếng nói. Họ được sử dụng như đài phát, hoặc bằng chứng niềm tin giúp chiến dịch truyền thông, marketing hiệu quả.

    114. Innovation– sự đổi mới

Một sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hoặc khái niệm làm thay đổi thị trường. (Đọc The Art of Innovation của Tom Kelley)


  1. Intellectural property– sở hữu trí tuệ

Các tài sản vô hình được bảo vệ bởi bằng chứng nhận sáng chế hoặc bản quyền; nguyên tắc pháp lý bảo vệ các tài sản thương hiệu, bao gồm tên thương hiệu, nhãn hiệu, màu sắc, hình dạng, âm thanh và mùi vị.

  1. Internal branding– xây dựng thương hiệu nội bộ

Một chương trình nội bộ để nhận thức thương hiệu thông qua sử dụng các quy chế về tiêu chuẩn, hội thảo định hướng, phê bình và đáo tạo trực tuyến; một sự trau dồi thương hiệu.

  1. Jamming
    Xây dựng một thương hiệu hoặc công ty thông qua sự cộng tác ứng biến.
  2. Junk brand– thượng hiệu bỏ đi

Một thương hiệu dựa trên nét giả tạo bề ngoài mà không dựa vào giá trị đích thực.

  1. Leveraging a brand– thúc đẩy một thương hiệu

Mượn tiếng tăm của thương hiệu này để tung ra một thương hiệu khác hoặc thương hiệu con, đồng thương hiệu; một sự mở rộng thương hiệu.

  1. Line extension– mở rộng dòng sản phẩm (thương hiệu)

Sự gia tăng một hoặc nhiều thương hiệu con cho một thương hiệu mẹ; sự mở rộng một

gia đình thương hiệu.


  1. Living brand– thương hiệu sống

Quá trình một thương hiệu lớn mạnh, thay đổi và duy trì bản thân nó; một thương hiệu

mạnh.

  1. LOGO

Từ viết tắt của một nhãn hiệu thương mại, hiện nay được áp dụng phổ biến (đối với tất cả các nhãn hiệu)

Logo rất quan trọng trong branding
  1. Logotype– biểu tượng thương hiệu

Một cách để biểu đạt tên thương hiệu.

  1. Look and feel– nhìn thấy và cảm nhận

Trải nghiệm thuộc cảm giác về một sản phẩm, môi trường hoặc truyền thông.

  1. Mass-customization marketing–  Tiếp thị cá thể hóa theo số đông
    Cách marketing trên diện lớn đối tượng nhưng vẫn có những tuỳ chình phù hợp với hành vi, nhân khẩu học, sở thích v.v…

    124. Mall intercept– một phương pháp kỹ thuật nghiên cứu thị trường

Trong đó các nhà nghiên cứu phỏng vấn khách hàng tại cửa hàng hoặc địa điểm công cộng; một cuộc phỏng vấn một đối một.

  1. Marketing

Quá trình phát triển, quảng bá, bán hàng và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. (Đọc The 22 Immutable Laws of Marketing, Al Ries)

  1. Marketing aesthetics– mỹ học về marketing

Các nguyên tắc nhận thức được sử dụng để cải thiện cảm nhận hoặc trải nghiệm của khách hàng. (Đọc Marketing Aesthetics, Bernd Schmidt và Alex Simonson)

  1. Market penetration– thâm nhập thị trường

Thị phần của một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty so với các sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty khác trong cùng hạng mục.

  1. Marketing mix–  Tiếp thị hỗn hợp
    Thường biết đến qua 4Ps, 7Ps của cụ Kotler (Đọc các sách của Kotler)

    118. Market position – vị thế trên thị trường

Sự xếp loại một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty trong cùng một hạng mục.

  1. Market share– thị phần

Tỷ lệ doanh số bán hàng của công ty so với tổng doanh số của thị trường, hoặc số sản phẩm bán ra của công ty so với tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

  1. Mass-marketing–  Tiếp thị đại trà
    Làm marketing, truyền thông trên diện rộng, phủ toàn diện để ai cũng biết chứ không giới hạn.

    121. Master brand– thương hiệu chính:
    Thương hiệu chủ đạo trong một dòng sản phẩm hoặc xuyên suốt một ngành kinh doanh; thương hiệu mẹ.

  2. Media– phương tiện truyền thông

Các kênh truyền đạt thông điệp thương hiệu, như truyền hình, báo in, thư trực tiếp, Internet và tờ rơi quảng cáo.

 

Socical media hay còn gọi là mạng xã hội là kênh truyền thông phổ biến hiện nay
  1. Media advertising– quảng cáo trên phương tiện truyền thông

Các thông điệp một chiều được thiết kế để thuyết phục hoặc tạo dựng nhận thức vềthương hiệu thông qua các kênh truyền thông đại chúng.


  1. Mental model– mô hình tư duy

Hình ảnh khái niệm của một trải nghiệm, môi trường, quá trình hoặc hệ thống, cung cấp sự nhận thức tốt hơn hay giá trị tiên đoán.

  1. Message architecture– kiến trúc thông điệp

Một mối quan hệ chính thức giữa các mối liên hệ thương hiệu.

  1. Mission statement– tuyên bố sứ mệnh

Một tuyên bố chính xác về mục đích hoặc động lực của công ty.

  1. Name brand– thương hiệu có tên tuổi

Một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty được công nhận rộng rãi.

  1. Natural reading sequence– chuỗi tư duy tự nhiên

Trật tự mà người đọc có thể dễ dàng sàng lọc các phần thông tin riêng rẽ.

  1. Native advertising– quảng cáo tự nhiên
    Dạng quảng cáo nhìn qua không giống là quảng cáo cho lắm, khiến khách hàng mục tiêu có xu hướng nhấp vào mà không cảm giác khó chịu.

    130. Neologism– từ ngữ mới
    Một từ hoặc cụm từ  tự tạo có thể được dùng như tên thương hiệu.

 

131. No-logo movement – trào lưu không logo

Một nhóm các nhà hoạt động coi  các thương hiệu toàn cầu là một hình thức văn hóa của chủ nghĩa đế quốc. (Đọc No Logo, Naomi Klein)

132. Observer effect – hiệu ứng quan sát

Xu hướng sự hiện diện của một người quan sát để thay đổi những gì đang được quan sát.

133. Opinion leader – người dẫn dắt dư luận

Người  có quan điểm hay phẩm chất, tính cách có thể áp đặt sức ảnh hưởng lên toàn bộ các thành viên khác trong nhóm; còn được gọi  là người định hướng  lèo lái dư luận (opinion maker).

134. Parent brand – thương hiệu mẹ

Thương hiệu chủ đạo trong một gia đình thương hiệu; còn gọi là thương hiệu chính.

135. Perception – sự nhận thức

Một ấn tượng được thâu nhận từ các cảm giác; một tập hợp các trải nghiệm của khách hàng.

136. Perceptual map – bản đồ nhận thức

Một biểu đồ về nhận thức của khách hàng cho thấy mối quan hệ giữa các sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc thương hiệu cạnh tranh.

 

137. Permanent media – phương tiện truyền thông cố định

Các thông điệp thương hiệu thuộc về môi trường tồn tại nhiều năm, như kiến trúc hoặc bảng ký hiệu.

138. Permission marketing – marketing được phép

Thực tiễn hoạt động quảng bá hàng hóa, dịch vụ với các thông điệp được dự đoán trước, mang tính cá nhân và có  liên quan. (Đọc Permission Marketing, Seth Godin)

139. Positioning – sự định vị

Quá trình tạo nên sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty trong tâm trí khách hàng để đạt được lợi thế cạnh tranh chiến lược;  bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu. (Đọc Positioning, Al Ries và Jack Trout)

140. Post-purchase behavior – Hành vi sau mua

141. Power law – quy luật quyền lực

Trong xây dựng thương hiệu, xu hướng thành công tiếp nối thành công; một quy luật lý giải tại sao “người giàu lại càng giàu hơn”.

 

Thương hiệu mạnh thông thường sẽ càng mạnh lên

142. Primacy effect – hiệu ứng đầu tiên

Quan sát cho thấy sự ấn tượng ban đầu có xu hướng mạnh hơn những ấn tượng sau đó, ngoại trừ những ấn tượng cuối cùng.

 

143. Private label – nhãn hiệu riêng

Một sản phẩm do cửa hàng riêng lẻ sở hữu, thường có giá rẻ hơn, có thể cạnh tranh nhờ mạng lưới phân phối rộng khắp; một thương hiệu bán lẻ đối lập với một thương hiệu có tên tuổi.

143. Product placement – đưa sản phẩm vào phim ảnh

Một hình thức quảng cáo, là cách sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo với các kênh truyền thông giải trí nhằm quảng bá sản phẩm, như phim truyện, chương trình truyền hình, âm nhạc và các môi trường công cộng khác.

 

144. Provenance – nguồn gốc

Mối liên hệ lịch sử dẫn đến tính xác thực hoặc sự tín nhiệm đối với một thương hiệu.

145. Pure play –công ty chuyên doanh

Công ty chuyên kinh doanh một mặt hàng hoặc một loại hàng nhất định; một thương hiệu được tập trung cao độ.

 

146. Push strategy – Chiến lược (tiếp thị) đẩy

Gửi, đẩy thông điệp, sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng. Ví dụ như nhắn tin gửi trực tiếp, quảng cáo masshead Youtube v.v..

Ví dụ về quảng cáo masshead

147. Pull Strategy –  Chiến lược (tiếp thị) kéo

Lôi kéo khách hàng về với mình, có thể lôi về website, landingpage v.v.. qua Google Ads,SEO v.v…

148. Qualia

Những trải nghiệm chủ quan quyết định việc mỗi người tiếp nhận một thương hiệu như thế nào.

 

149. Qualitative research – nghiên cứu định tính

Nghiên cứu đưa ra nhận định sâu sắc, chẳng hạn như các cuộc phỏng vấn một-đối-một hay các nhóm tập trung.

150. Quantitative research – nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu đưa ra sự đo lường, tính toán, chẳng hạn như việc thăm dò ý kiến hay các nghiên cứu trên diện rộng.

151. Radical differentiation – sự khác biệt cơ bản

Một vị thế vững chắc cho phép thương hiệu nổi bật trên thị trường.

 

152. Sacrifice – bán lỗ

Việc loại bỏ, tống khứ bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hoặc đặc tính nào không làm gia tăng vị thế trên thị trường hoặc sức mạnh thương hiệu.

153. Segment – phân khúc

Một nhóm người có khả năng phản ứng theo cùng một c|ch trước nỗ lực marketing.

154. Segmentation – sự phân khúc

Quá trình phân loại thị trường thành các hạng mục nhỏ có cùng giá trị và mục tiêu.

 

155. SME – Small Medium Enterprises – các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn,lượng lao động hay doanh thu.

156. Slogan – khẩu hiệu

Một câu nói thông dụng, một cụm từ đáp ứng mục tiêu truyền thông.

 

157. Sock-puppet marketing – marketing con rối bít tất

Một khái niệm mang tính châm biếm dành cho các thương hiệu “nhái” được xây dựng dựa trên các chiến dịch quảng bá phù phiếm..

158. Specialization  – sự chuyên môn hóa

Chiến lược tập trung và nhấn mạnh một lĩnh vực kinh doanh để cạnh tranh tốt hơn so với các công ty lớn hơn hoặc cộng tác đắc lực hơn với các chuyên gia khác.

159. Store brand – thương hiệu bán lẻ

Một sản phẩm có nhãn hiệu riêng có thể được bán với giá rẻ hơn hoặc lợi nhuận cao hơn so với  các đối thủ cạnh tranh được phân phối; có nhãn hiệu riêng.

 

160. Strategy – chiến lược

Kế hoạch sử dụng nhiều chiến thuật để đạt được mục tiêu kinh doanh, thường là để đánh bật đối thủ cạnh tranh.

 

161. Subbrand – thương hiệu con

Một thương hiệu thứ cấp xây dựng dựa trên sự cộng tác với một thương hiệu mẹ.

162. SWOT

Một công cụ dựa trên các khái niệm, dùng để phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

 

163. Symbol – biểu tượng

Dấu hiệu hoặc nhãn hiệu được thiết kế để thể hiện một thương hiệu.

 

164. Tactic – chiến thuật

Một phương thức thích hợp được dùng để hỗ trợ một chiến lược.

 

165. Tagline

Một câu, cụm từ hay từ được dùng để tóm lược vị thế thị trường, có thề có vần điệu hoặc khẩu hiệu truyền tải thông điệp.

166. Target market – thị trường mục tiêu

Nhóm khách hàng mà công ty xác định phục vụ.

167. Team dynamics – các động lực nhóm

Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự cộng tác, bao gồm lòng tin, sự sợ hãi, sự tôn trọng

vá uy tín công ty. (Đọc Unstuck, Keith Yamashita và Sandra Spataro)

 

168. Thought leader – nhãn hàng dẫn đầu

Một thương hiệu dẫn đầu thị trường bằng các ý tưởng có tính ảnh hưởng.

 

169. Tipping point – điểm nhấn, điểm bùng phát

Một điểm tác động trong sự tiến hóa của một thị trường hay xã hội, nơi mà một nỗ lực nhỏ có thể đem lại kết quả đáng kinh ngạc. (Đọc The Tipping Point – Điểm bùng phát, Malcolm Gladwell)

 

170. Touchpoint – điểm tiếp xúc

Bất kỳ nơi nào mà mọi người đến và tiếp cận với một thương hiệu, trong đó bao gồm việc sử dụng sản phẩm, đóng gói bao bì, quảng bá, bài báo, phim ảnh, môi  trường cửa hàng, nhân viên công ty và cuộc đối thoại ngẫu nhiên. Hoặc ví dụ cụ thể bạn vô blog Kim Hưng này là bạn cũng đã có 1 điểm chạm tới thương hiệu này rồi.

 

171. Trademark – nhãn hiệu

Một cái tên hay biểu tượng chỉ ra nguồn hàng hóa hoặc dịch vụ, đồng thời ngăn ngừa sự rối loạn trên thị trường; một hình thức bảo hộ hợp pháp của sở hữu trí tuệ. (Đọc Designing Brand Identity, Alina Wheeler)

172. Tribal brand – thương hiệu bộ lạc

Thương hiệu có một nhóm người  sùng bài, như hãng môtô Harley-Davidson, hãng giày như Nike và cuộc thi âm nhạc American Idol.

 

173. USP (Unique Selling Proposition) – đề xuất bán hàng độc nhất

Đưa một sản phẩm, dịch vụ lên hàng đầu; do giám đốc phụ trách hoạt động quảng cáo Rosser Reeves đưa ra vào thập niên 1950; một loại hình của sự khác biệt.

174. UX hay còn là User experience – trải nghiệm người dùng

Những gì người dùng nhìn thấy, cảm thấy khi tiếp xúc với bất cứ thứ gì của nhãn hàng

175. Validation – sự công nhận có giá trị

Sự chấp thuận hoặc phản hồi của khấch hàng đối với thông điệp, khái niệm hoặc nguyên

mẫu được đưa ra.

 

176. Value proposition – đề xuất giá trị

Một tập hợp các lợi ích cấu thành, bao gồm lợi ích về chức năng, cảm xúc hoặc sự tự biểu hiện.

 

177. Vicious circle – vòng tròn luẩn quẩn

Trong chiến lược  thương hiệu, vòng xoáy chết người diễn ra theo đường xoắn ốc, từ thiếu sự khác biệt tới giá cả thấp, tới lợi nhuận ròng giảm, các nguồn lực giảm, ít sự đổi mới, thậm chí ít sự khác biệt hơn, và cuối cùng là phổ thông hóa sản phẩm.

178. Viral marketing – marketing lan truyền

Một kỹ thuật được các mạng xã hội sử dụng để truyền tải ý kiến và thông điệp, thông qua các chương trình cộng tác, hợp tác thương hiệu, thư điện tử,  các đường link trên mạng, offline; hoặc ngoại tuyến, thông qua quảng cáo truyền miệng và quá trình tự nhân bản. (đọc Unleashing the Ideavirus, Seth Godin)
Bạn hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn cách làm viral marketing

179. Zag

Một chiến lược đi ngược lại xu thế chung, giúp mang lại lợi thế cạnh tranh; ý tưởng khác biệt dẫn tới một thương hiệu lôi cuốn.

 

Bổ sung:

180. CTA – Call to action –  là yếu tố dẫn tới hành động

Là lời kêu gọi hành động, sự điều hướng người dùng.

181. CRO ( Convertion rate Optimazation) – Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi

Đây là một khía cạnh quan trọng trong Online marketing bởi vì nó giúp marketer biết được hiệu quả của những nút call to action trên website họ như thế nào. Lập kế hoạch cho CRO là điều quan trọng khi bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy mời visitor đăng ký newsletter hay bất cứ hành động nào có ích cho việc tối ưu chuyển đổi.

 

182. Contextual Advertising –  Quảng cáo theo ngữ cảnh

Là hình thức quảng cáo xuất hiện ở hầu hết các Search Engine lớn, giống như Google. Nó đặt quảng cáo của bạn vào trang web, bài viết blog liên quan tới ngành nghề kinh doanh mà bạn quảng cáo. Bằng việc làm cho phù hợp thuật ngữ, từ khóa mà bạn quảng cáo với nội dung website sẽ đem lại cơ hội nhận được tỉ lệ click và chuyển đổi cao hơn.

183. Resmarketing/ Retargeting – tiếp thị lại

Khi một người dùng ghé thăm website của bạn, cookie sẽ được thiết lập trên máy tính của họ. Và
ngay cả khi họ đã rời website bạn và tiếp tục tìm kiếm trên website khác thì quảng cáo của bạn
vẫn nhảy ra bất cứ nơi nào họ có mặt. Điều này giúp cho site của bạn luôn ở trong tâm trí của họ.

184. Sustaining innovation – sự đổi mới bền vững

Bước cải thiện dần lên đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực kinh doanh hiện tại.

 

Kết luận:

Bài viết sẽ được cập nhật dần đều. Mỗi thời lại có những từ ngữ mới, thuật ngữ mới, bởi thể có 1 bản liệt kê giúp người mới, người chưa biết là hoàn toàn cần thiết.

Bài viết đơn thuần là tổng hợp không có gì là sáng chế, toàn định nghĩa là định nghĩa thôi. Vì số lượng tương đối nhiều nên mình chưa lấy nhiều ví dụ minh hoạ. Có gì băn khoăn thắc mắc thì thẳng tay comment mình sẽ bổ sung.

Nguồn: Mr. Marty Neumeier, Mr. Tuấn Hà ,Mr. Seth Godin

0 Bình luận
0

Related Posts

Để lại bình luận