Home KÊNH KIẾN THỨCKiến thức chuyên ngànhISO/IEC 17025 ISO 17025-2017 Phần 3: Thuật ngữ và định nghĩa

ISO 17025-2017 Phần 3: Thuật ngữ và định nghĩa

by Phạm Cao Trọng

ISO 17025-2017 Phần 3: Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6165, TCVN lSO/IEC 17000 và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
ISO và IEC cũng duy trì cơ sở dữ liệu về thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn hóa ở địa chỉ sau:

Khi có nhiều định nghĩa cho cùng một thuật ngữ, thì ưu tiên sử dụng định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000 và TCVN 6165.

3.1 Tính khách quan

Sự thể hiện của tính vô tư.

CHÚ THÍCH 1: Vô tư có nghĩa là không có xung đột về lợi ích hoặc xung đột lợi ích được giải quyết sao cho không ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động sau đó của phòng thí nghiệm (3.6).
CHÚ THÍCH 2: Các thuật ngữ khác có thể dùng để truyền tải đặc trưng của tính khách quan là: “không có xung đột lợi ích“, “không thiên lệch", “không thành kiến”, "trung lập“, “công bằng", “cởi mở”, "không thiên vị”, “tách bạch", "cân bằng“.
[Nguồn: TCVN ISO/IEC 170214:2015. 3.2 được sửa đổi - Từ “tổ chức chứng nhân” được thay bằng “phòng thí nghiệm“ trong Chú thích 1 và từ “độc lập” trong Chú thích 2 được bỏ]

3.2 Khiếu nại

Việc thể hiện sự không hài lòng của cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ đối với phòng thí nghiệm (3.6), liên quan đến hoạt động hoặc kết quả của phòng thí nghiệm đó, với mong muốn được đáp lại.
[Nguồn: TCVN ISO/IEC 1700012007, 6.5 được sửa đổi - Từ "không phải là yêu cầu xem xét lại” được bỏ và từ “tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc tổ chức công nhận, liên quan đến hoạt động của tố chức đó“ được thay bằng “phòng thí nghiệm, liên quan đến hoạt động hoặc kết quả của phòng thí nghiệm đó]

3.3 So sánh liên phòng

Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng đối tượng hoặc trên đối tượng tương tự nhau bởi hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiện định trước. [NGUÔN: TCVN ISO/IEC 11043:2011, 3.4]

3.4 So sánh nội bộ phòng thí nghiệm

Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cũng mẫu thử hoặc trên mấu thử tương tự nhau trong cùng một phòng thí nghiệm (3.6) theo những điều kiện xác định trước.

3.5 Thử nghiệm thành thạo

Đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua so sánh liên phòng (3.3).
(Nguồn: TCVN ISO/IEC 17043:2011. 3,7 được sửa đổi - Bỏ chú thích]

3.6 Phòng thí nghiệm

Tố chức thực hiện một hay nhiều hoạt động sau:

  • - thử nghiệm
  • - hiệu chuẩn
  • - lấy mẫu liên quan đến việc thử nghiệm hoác hiệu chuẩn sau đó

CHÚ THÍCH 1: Trong bối cảnh của tiêu chuẩn này. từ “hoạt động thí nghiệm” đề cập đến ba hoạt động nêu trên

3.7 Quy tắc ra quyết định

Quy tắc nêu cách thức độ không đảm bảo đo được tính đến khi kết luận sự phù hợp với một yêu cầu xác định.

3.8 Kiểm tra xác nhận

Việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng đối tượng đã cho đáp ứng các yêu cầu quy định.

VÍ DỤ 1: Xác nhân rằng mẫu chuẩn đã cho theo yêu cầu là đồng nhất đối với giá trị đại lượng và thủ tục do liên quan, khi giảm phân chia đo lường tới khối lượng 10 mg.
VÍ DỤ 2: Xác nhận rằng các tính năng hoặc yêu cầu pháp định của một hệ thống đo là đạt được.
VÍ DỤ 3: Xác nhận rằng độ không đảm bảo đo mục tiêu là có thể phù hợp.
CHÚ THÍCH 1: Khi có thế áp dụng, độ không đảm bảo đo cần được đưa vào để xem xét.
CHÚ THÍCH 2: Đối tượng có thể là, ví dụ như quá trình, thủ tục đo, vật liệu, hợp chất hoặc hệ thống đo.
CHÚ THÍCH 3: Các yêu cầu quy định có thể là, ví dụ, các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất được đáp ứng.
CHÚ THÍCH 4: Kiểm tra xác nhận/kiểm định trong đo lường pháp định, như định nghĩa trong VlML và trong đánh giá sự phù hợp nói chung, liên quan đến việc kiểm tra và gắn dấu và/hoặc phát hành giấy chứng nhận kiểm định cho hệ thống đo.
CHÚ THÍCH 5: Không được nhầm lẫn kiểm tra xác nhận Với hiệu chuẩn. Không có bất cứ việc kiểm tra xác nhận nào là xác nhận giá trị sử dụng (3.9).
CHỦ THÍCH 6: Trong hóa học, kiểm tra xác nhận sự đồng nhất của thực thể liên quan, hoặc của hoạt tính cần có sự mô tả về cấu trúc hoặc các tính chất của thực thế hoặc hoạt tính đó.

[NGUỒN TCVN 6165:2009, 2.44, được sửa đổi thuật ngữ “kiểm định" được thay bằng “kiểm tra xác nhận”]

3.9 Xác nhận giá trị sử dụng

Kiểm tra xác nhận (3.8), trong đó các yêu cầu quy định là thỏa đáng cho việc sử dụng đã định.

VÍ DỤ: Một thủ tục do, thường được sử dụng cho phép đo nồng độ khối lượng nitơ trong nước, cũng có thế được xác nhận giá trị sử dụng cho phép đo trong huyết thanh người.

0 Bình luận
0

Related Posts

Để lại bình luận