22 quy tắc an toàn phòng thí nghiệm

by KiểmNghiệm.net

Các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm

22 quy tắc an toàn phòng thí nghiệm

  1. Biết nơi đặt thiết bị an toàn. Thiết bị cần thiết bao gồm vòi tắm khẩn cấp, vòi rửa mắt, bình chữa cháy, số liên hệ nóng, hộp cấp cứu và xử lý hóa chất ăn mòn khẩn cấp. Hành động khẩn cấp phải được thực hiện khi có sự việc xảy ra
  2. Không ăn, uống hoặc hút thuốc trong phòng thí nghiệm.
  3. Không nên ngửi hay nếm bất kỳ hóa chất nào.
  4. Sử dụng bóp cao su để hút chất lỏng bằng pipet.
  5. Không bao giờ tiếp xúc trực tiếp với hóa chất bằng tay. Sử dụng thìa phù hợp.
  6. Không bao giờ dùng ngón tay cái để đậy nút chai khi khuấy trộn. Kỹ thuật này bị nghiêm cấm vì sẽ làm nhiễm bẩn mẫu thử, và gây nguy hiểm khi hóa chất tiếp xúc với da.
  7. Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm. Trong phòng thí nghiệm có chứa độc tố hóa học và mầm bệnh học.
  8. Luôn đeo kính bảo hộ trong phòng thí nghiệm.
  9. Đánh dấu đúng cách cho tất cả các dung dịch đã chuẩn bị. Bao gồm tên hóa chất, nồng độ, ngày chuẩn bị và chữ ký của nhà hóa học. Nếu nồng độ dung dịch vượt quá 1% (0.1% nếu là chất gây ung thư), yêu cầu nhãn cũng phải liệt kê bất kỳ nguy cơ về hỏa hoạn và sức khỏe nào. Sử dụng nhãn đặc biệt cho mục đích này. Hầu hết các chất lỏng trong phòng thí nghiệm nước có vẻ giống nước nên việc kiểm soát ghi nhãn là cần thiết.
  10. Thêm axit vào nước! Khi pha loãng axit đặc, luôn đặt nước vào bình trước, sau đó thêm axit và phải THÊM TỪ TỪ. Axit có khả năng hút ẩm; chúng phản ứng nhanh chóng với nước mà chúng đang tan trong, tạo ra nhiệt. Khi một lượng lớn axit hòa tan trong một ít nước, phản ứng có thể gay gắt.
  11. Cẩn thận khi sử dụng các chất tạo oxit mạnh mẽ. Các chất như amonium persulfat có thể tạo ra các phản ứng mạnh do đó phải thật cẩn trọng khi sử dụng và lưu trữ phải riêng biệt.
  12. Tránh để các hóa chất phản ứng mạnh trong bồn rửa. Sự không tương thích hóa học từ sự kết hợp của dầu, mỡ, thủy ngân, dung môi bay hơi và axit mạnh có thể gây kẹt hơi trong ống thoát và tạo ra vụ nổ.
  13. Hãy ý thức về nhiệt độ! Không nên đặt tay lên bếp nóng để kiểm tra xem nó đã bật chưa. Không bao giờ để đun nóng dung dịch mà không có người trông coi. Hòa tan axit và bazơ mạnh chậm rãi để tránh tạo ra nhiệt lớn và có thể làm bắn hoặc làm vỡ bình thuỷ tinh. Khi mở lò, tủ nhiệt và các bể điều nhiệt nên đứng đủ xa. Luôn sử dụng kẹp và đeo găng tay.
  14. Axit mạnh và bazơ mạnh tạo ra khói độc hại. Sử dụng chúng trong tủ hút khí độc. Không nên cúi người khi đang sử lý dung dịch đang sôi. Nếu đột ngột gặp phải hơi độc, hãy đi đến nơi có nguồn không khí tươi gần nhất.
  15. Axit gây cháy! Axit và bazơ mạnh có tính ăn mòn cao, đặc biệt là đối với da. Tiếp xúc phải cẩn thận để tránh tiếp xúc. Rửa sạch bằng nước chảy nhiều. Sử dụng bồn tắm an toàn. Nếu axit hoặc bazơ tiếp xúc với mắt, sử dụng vòi rửa mắt. Gọi cứu trợ. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  16. Khi mang các hũ hóa chất lớn, nên cầm bằng hai tay để giảm nguy cơ rơi rớt. Tránh để tay và/hoặc thiết bị thuỷ tinh ẩm ướt.
  17. Không nên cố gắng nhặt vụn thủy tinh bằng tay không. Hãy quét nó bằng chổi. Tiêu hủy nó trong một hộp đặc biệt được ghi nhãn “vụn thủy tinh”
  18. Một số hóa chất có độc tính!
    1. Axit arsenic: Độc tính cao. Tránh hít phải, nuốt phải và tiếp xúc da. Chuẩn bị trong bồn hút khí.
    2. Azides: Sodium azide (NaN3) độc tính và phản ứng với axit để tạo thành axit hydrazoic độc hơn. Tránh hít phải, nuốt phải và tiếp xúc da.
    3. Cyanides: Hầu hết có độc tính. Tránh nuốt phải. Không axit hóa dung dịch cyanide; sẽ tạo ra khí độc HCN.
    4. Thủy ngân: Thủy ngân lỏng là một nguyên tố độc hại và bay hơi cao. Tránh hít phải và tiếp xúc da. Các hợp chất thủy ngân cũng độc tính.
    5. Hợp chất hữu cơ: Nhiều hợp chất có độc tính và/hoặc gây ung thư. Nhiều hợp chất dễ cháy hoặc nổ.
  19. Cẩn trọng với nguy cơ điện. Không nên cắm thiết bị điện khi tay ướt. Khi bật bếp nóng, đảm bảo không có dây điện nào tiếp xúc với bề mặt gia nhiệt. Dây điện có thể chảy và gây hỏng ngắn mạch điện.
  20. Nước có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng găng tay thí nghiệm y tế khi xử lý mẫu, đặc biệt nếu bạn bị cắt tay hoặc có vết cấn. Bất kỳ người làm việc trong nhà máy xử lý nước nên tiêm vắc xin theo dõi của Cơ sở y tế địa phương.
  21. Khí nén không phải là đồ chơi. Giữ bình khí nên được giữ chặt vào tường. Không đùa giỡn với bộ điều áp áp suất. Luôn mở van bình khí một cách từ từ.
  22. Đừng cố gắng thay đổi thủ tục thử nghiệm trong phòng lab. Việc thêm, bớt hoặc kết hợp hóa chất theo thứ tự khác với thứ tự quy định có thể gây ra điều kiện nổ

[Nguồn KiểmNghiệm.net]

0 Bình luận
0

Related Posts

Để lại bình luận