Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan đã đưa ra phương pháp sản xuất liên tục các tấm da từ nấm trên quy mô thương mại nhằm hạn chế những hậu quả môi trường do các kỹ thuật xử lý hiện đại gây ra.
Phương thức sản xuất da thông thường gây tác động môi trường to lớn do hoạt động chăn nuôi gia súc trên quy mô lớn sử dụng đất, nước và năng lượng. Ngoài ra, quá trình xử lý da cũng gây tác động vì cần nhiều hóa chất độc hại. Loại “da thuần chay”, được làm từ vật liệu tổng hợp, tránh không dùng sản phẩm động vật, nhưng lại sử dụng các hóa chất độc hại để xử lý và mất nhiều thời gian để phân hủy sinh học. Do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro tương tự gây ra cho môi trường.
Các nhà nghiên cứu tại VTT đã tìm ra giải pháp thay thế loại bỏ hoàn toàn những hạn chế này. Phương pháp tiếp cận bắt đầu với mạng lưới sợi hữu cơ được gọi là sợi nấm đâm ra từ dưới mặt đất và hỗ trợ nấm khi phát triển. Sinh khối nấm sợi được sử dụng để sản xuất vải dệt trong nhiều thế kỷ, nhưng thông qua các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh các quy trình để tạo ra một chất liệu giả da có độ bền và cảm giác như da thật.
Các nhà khoa học lần đầu tiên tiết lộ quy trình của họ vào năm 2019, nhưng lưu ý rằng sẽ vẫn có hạn chế khi mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp. Điều này xuất phát từ những hạn chế của việc nuôi cấy sợi nấm, chỉ có thể diễn ra ở dạng phẳng, hai chiều. Các nhà nghiên cứu hiện đã đưa ra một công nghệ mới đang chờ cấp bằng sáng chế, sẽ khắc phục được hạn chế này dựa vào quá trình lên men chất lỏng trong các lò phản ứng sinh học thông thường để mở rộng quy mô lên mức thương mại.
Kỹ thuật mới cho phép các nhà khoa học sản xuất da từ sợi nấm trên quy mô lớn, cán các tấm da liên tục với tốc độ một mét mỗi phút. Kỹ thuật có thể được điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp sản xuất xử lý cuộn trong ngành công nghiệp và có triển vọng cho các ứng dụng như giày dép, phụ kiện và hàng may mặc.
Theo https://newatlas.com/materials/sheets-mushroom-leather-greener-clothes-shoes