Hoạt động quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng và đổi mới sáng tạo
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Tiêu chuẩn quốc gia ( TCVN ) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ( QCVN )
Trong hoạt động tiêu chuẩn , đo lường , chất lượng , hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ( TCVN ) , quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ( QCVN ) thường xuyên được rà soát , sửa đổi , bổ sung , cập nhật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế .
Đến nay đã có trên 60 % TCVN hài hòa tiêu chuẩn quốc tế ( trong tổng số 13.033 TCVN ) . Năm 2020 , Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và công bố 680 TCVN với tỷ lệ hài hoà tiêu chuẩn quốc tế là 78 % .
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ( QCVN ) đã ban hành hơn 800 QCVN , trở thành công cụ quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn các sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ kém chất lượng ảnh hưởng đến môi trường , sức khỏe , bảo vệ lợi ích quốc gia , lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng trước nguy cơ tiềm ẩn .
Năm 2020 có 35 QCVN được xây dựng và ban hành , các địa phương xây dựng và ban hành 9 quy chuẩn kỹ thuật địa phương ( QCĐP ) . Đến nay các địa phương ban hành khoảng 58 QCĐP cho các sản phẩm nông nghiệp , lâm nghiệp , chất lượng nước , khí thải .
Năng suất chất lượng
Đội ngũ chuyên gia , tổ chức tư vấn về năng suất chất lượng ( NSCL ) được đào tạo bài bản , có khả năng tư vấn , hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động cải tiến , nâng cao NSCL ” . Chương trình quốc gia ” Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 ” đạt nhiều kết quả nổi bật , tạo tiền đề cho sự vươn lên , khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực và trên thế giới .
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm , hàng hóa luôn được quan tâm đúng mức , kịp thời . Mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng chuẩn mực quốc tế và được xã hội hóa mạnh mẽ .
Duy trì quản lý hậu kiểm đối với 92,6 % nhóm sản phẩm , hàng hóa ( với 92,5 % loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS ) .
Hoạt động kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu được đổi mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19 .
Về kiểm tra hàng hóa lưu thông và sử dụng , sản xuất :
Do tác động ảnh hưởng của dịch Covid – 19 , bên cạnh việc tiến hành kiểm tra thực tế theo kế hoạch đã giao , Tổng cục TCĐLCL đã thực hiện khảo sát online qua các kênh khác nhau .
Tổng cục đã tiến hành khảo sát online , kiểm tra 342 cơ sở ( kiểm tra 96 cơ sở , khảo sát 246 cơ sở ) kinh doanh vàng trang sức , thực phẩm , điện , điện tử , xăng dầu ….
Tổng số mẫu khảo sát , kiểm tra là 1.697 mẫu , kết quả 1.472 / 1.697 mẫu đạt về ghi nhãn . Tổng số mẫu thử nghiệm là 137 mẫu , kết quả 117/137 mẫu đạt .
Về kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất , nhập khẩu :
Thực hiện kiểm tra nhà nước tổng số 1.396 lô xăng dầu , LPG , dầu nhờn động cơ nhập khẩu của trên 130 doanh nghiệp nhập khẩu , tổng khối lượng 2.613.198,521 tấn và 443.283,690 lít .
Về xử lý vi phạm :
Tổng cục TCĐLCL đã xử lý theo thẩm quyền , tạm dừng lưu thông 79 mẫu hàng hóa ( vàng trang sức , mỹ nghệ ; đồ chơi trẻ em ; chai khí nén hóa lỏng ( LPG ) ; thực phẩm … ) không đạt về ghi nhãn hàng hóa ; xử phạt 20 doanh nghiệp kinh doanh dầu nhờn nhập khẩu không đạt chất lượng ; Tổng cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 17 cơ sở .
Các hoạt động tăng cường đổi mới sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp
Đồng thời , Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai
- “Đề án triển khai , áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc ” và “ Đề án tăng cường , đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025 , định hướng đến năm 2030 ” ;
- Nghiên cứu ,cập nhật những tiêu chuẩn mới , quy chuẩn mới của Hiệp hội Mã số châu Âu ( GS1 ) ;
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ “ Xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm , hàng hóa quốc gia ” phục vụ việc minh bạch thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu chính ngạch .
Hệ thống mã số , mã vạch tiếp tục được quan tâm , phát triển để phục vụ hoạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp , đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh vừa qua ( cấp hơn 9.500 mã doanh nghiệp , hơn 380 hồ sơ sử dụng mã số nước ngoài và 40 hồ sơ ủy quyền sử dụng mã số , mã vạch ) . Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ , ngành , đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp tháng 5/2020.
Nguồn Khoa học, Công nghệ & Đổi mới sáng tạo Việt Nam