TCVN ISO/IEC 17025:2017 Phần phụ lục tham khảo
(A) Liên kết chuẩn - (B) Các lựa chọn đối với hệ thống quản lý
PHỤ LỤC A - LIÊN KẾT CHUẨN ĐO LƯỜNG
A .1 Khai quát .
Phụ lục này cung cấp thông tin bổ xung về liên kết chuẩn đo lường,là một khái niệm quan trọng để đảm bảo khả năng so sánh các kết quả đo ở cả trong nước và quốc tế .
A.2 Thiết lập liên kết chuẩn đo lường
A .2.1 liên kết chuẩn đo lường được thiết lập bằng cách xem xét và sau đó đảm bảo :
- a) các qui định kỹ thuật của đại lượng đo ( đại lượng đượcđo):
- b) chuỗi hiệu chuẩn không đứt đoạn được lập thành văn bản liên kết tới các mốc quy chiếu thích hợp đã được công bố.Các mốc quy chiếu thích hợp bao gồm chuẩn quốc gia ,quốc tế và chuẩn nội bộ :
- c) độ không đảm bảo đo tại từng bậc trong độ không đảm bảo đo của chuỗi liên kết chuẩn được đánh giá theo các phương pháp thống nhất :
- d) mỗi bậc của chuỗi được thực hiện theo các phương pháp thích hợp và các kết quả đovà độ không đảm bảo đo kèm theo được ghi nhận :và
- e) các phòng thí nghiệm thực hiện một hoặc nhiều bậc trong chuỗi này sẽ cung cấp bằng chứng về năng lực kỹ thuật của mình .
A.2.2 Sai số đo hệ thống ( đôi khi được gọi là độ chệch ) của một thiết bị đã được hiệu chuẩn đượctính đến khi lan truyền liên kết chuẩn đo lường tới các kết quả đo trong phòng thí nghiệm .Hiện sẵn có một số cơ chế để tính đến các sai số đohệ thống trong việc lan truyền liên kết chuẩn đo lường của phép đo.
A.2.3 Các chuẩn đo lường có các thông tin đã được một phòng thí nghiệm có năng lực báo cáo chỉ bao gồm một công bố về sự phù hợp với quy định kỹ thuật ( không có các kết qủa đo và độ không đảm bảo kèm theo )đôi khi cũng được dùng để lan truyền liên kết chuẩn đo lường. Cách tiếp cận này, trong đó các giới hạn của quy định kỹ thuật được đưa vào như làmột nguồn của độ không đảm bảo ,phụ thuộc vào :
- - việc sử dụng một quy tắc ra quyết định thích hợp để thiết lập sự phù hợp :
- - các giới hạn của quy định kỹ thuật được xử lý sau đó theo giãi pháp kỹ thuật thích hợp trong bản thành phần độ không đảm bảo.
Cơ sở kỹ thuật cho cách tiếp cận này là sự phù hợp được công bố đối với một qui định kỹ thuật sẽ xác định một giải các giá trị đo mà giá trị thực dự kiến sẽ nằm trong đó ,với mức tin cậy xác định ,có tính đến cả độ chệch so với giá trị thật cũng như độ không đảm bảo đo.
VÍ DỤ :Việc xử dụng các quả cân cấp R111của OILM để hiệu chuẩn cân.
A.3 Chứng tỏ liên kết chuẩn đo lường .
A.3.1 Phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm đối với việc thiết lập liên kết chuẩn đo lường theo tiêu chuẩn này .Kết quả hiệu chuẩn của các phòng thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn này sẽ cung cấp liên kết chuẩn đo lường .Các giá trị được chứng nhận của mẫu chuẩn này được chứng nhận do các nhà sản xuất mẫu chuẩn đáp ứng TCVN ISO 17034 cũng cung cấp liên kết chuẩn đo lường .Có nhiều cách để chứng tỏ sự phù hợp theo tiêu chuẩn này ,nghĩa là sự thừa nhận của bên thứ ba (ví dụ tổ chức công nhận),đánh giá bên ngoài bởi khách hàng hoặc tự đánh giá .Các giải pháp được quốc tế chấp nhận bao gồm ,nhưng không giới hạn ở:
- a)khả năng hiệu chuẩn và đo lường được cung cấp bởi các viện đo lường quốc gia và các viện được chỉ định là đối tượng của quá trình xem xét đồng đẳng thích hợp .Việc xem xét đồng đẳng được tiến hành theo CIPM MRA (Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Uỷ ban cân đo quốc tế) ,Các dịch vụ của CIPM MRA có thể xem trong phụ lục C của BIPM KCDB (Cơ sở dữ liệu so sánh cơ bản của văn phòng cân đo quốc tế) ,nêu chi tiết về phạm vi và độ không đảm bảođo với từng dịch vụ được nêu .
- b)khả năng hiệu chuẩn và đo lường đã được công nhận bởi tổ chức công nhận tuân theo Thỏa thuận của ILAC (Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế) hoặc các Thỏa thuận khu vực được ILAC thừa nhận đã chứng tỏ liên kết chuẩn đo lường. Phạm vi của các phòng thí nghiệm được công nhận được công bố công khai từ các tổ chức công nhận tương ứng .
A.3.2 Công bố chung giữa BIPM,OIML( Tổ chức Đo lường pháp quyền Quốc tế ). ILAC và ISO về liên kết chuẩn đo lường đưa ra hướng dẫn cụ thể khi có nhu cầu chứng tỏ khả năng chấp nhận quốc tế về chuỗi liên kết chuẩn đo lường.
PHỤ LỤC B ( tham khảo ) CÁC LỰA CHỌN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ
B.1 Nhìn chung ,sự phát triển trong việc sử dụng các hệ thống quản lý đã thúc đẩy nhu cầu đảm bảo rằng các phòng thí nghiệm có thể vận hành hệ thống quản lý được coi là phù hợp với TCVN ISO 9001cũng như với tiêu chuẩn này .Vì vậy, tiêu chuẩn đưa ra hai lựa chọn đối với các yêu cầu liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý .
B.2 Lựa chọn A (xem 8.1.2) liệt kê các yêu cầu tối thiểu đối với việc áp dụng hệ thống quản lý trong phòng thí nghiệm .Phải thận trọng trong việc kết hợp tất cả các yêu cầu của TCVN ISO 9001 có liên quan đến phạm vi các hoạt động thí nghiệm được bao trùm trong hệ thống quản lý. Các phòng thí nghiệm tuân thủ các điều từ 4 đến 7 và thực hiện lựa chọn A của điều 8 theo đó cũng sẽ vận hành theo các nguyên tắc của TCVN ISO 9001.
B.3 Lựa chọn B (8.1.3)cho phép các phòng thí nghiệm thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của TCVN ISO 9001 theo cách hổ trợ và chứng tỏ việc thực hiện nhất quán các điều từ 4 đến 7 .Các phòng thí nghiệm áp dụng theo lựa chọn Bcủa điều 8 theo đó sẽ được xem là vận hành theo TCVN ISO 9001 .Sự phù hợp của hệ thống quản lý ,trong đó phòng thí nghiệm hoạt động ,theo các yêu cầu của TCVN ISO 9001 ,tự nókhông thể chứng tỏ được năng lực của phòng thí nghiệm trong việc tạo ra các kết quả và dữ liệu có ý nghĩa về mặt kỹ thuật .Việc này được thực hiện thông qua việc tuân thủ các điều từ 4 đến 7.
B.4 Cả hai lựa chọn đều nhằm đạt được cùng một kết quả trong việc thực hiện hệ thống quản lý và tuân thủ các điều từ 4 đến 7 .
CHÚ THÍCH :Tài liệu ,dữ liệu và hồ sơ là các thành phần của thông tin dạng văn bản được sử dụng trong TCVN ISO 9001 và các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý .Việc kiểm soát các tài liệu được nêu ở 8.3 .Việc kiểm soát hồ sơ được nêu ở 8.4 và 7.5 .Việc kiểm sóat dữ liệu liên quan đến hoạt động thí nghiệm được nêu ở 7.11.
B.5 Hình vẽ trong trang kế tiếp minh họa một ví dụ về cách thể hiện mang tính sơ đồ các quá trình hoạt động của một phòng thí nghiệm như nêu ở điều 7.